Biệt danh của các đội bóng tại World Cup 2022 không phải ai cũng biết!

  • 15:42 - 16/11/2022

Biệt danh của các đội tuyển quốc gia trên thế giới được xem là thứ thiêng liêng, mang tầm vóc không khác gì một quốc bảo thể hiện phong cách thi đấu trên sân cỏ, bên cạnh đó là nét văn hóa, yếu tố lịch sử của từng đất nước. Ngoài ra, biệt danh còn được dùng để biểu trưng cho sức mạnh của từng đội tuyển ở mỗi chiến dịch mà họ tham dự. Như một cách để hâm nóng trong giai đoạn chuẩn bị cho ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup 2022 đang tới gần, các bạn hãy cùng chuyên trang truc tiep bong da Xoilac TV đến với biệt danh của 32 đội tuyển quốc gia tham dự kỳ World Cup trên đất Qatar vào cuối tháng này và chúng tôi chắc chắn rằng những biệt danh của các đội bóng sau đây sẽ làm các bạn bất ngờ.

Biệt danh của các đội bóng tại Qatar World Cup 2022

biet-danh-cua-cac-doi-bong
Biệt danh của các đội bóng tại Qatar World Cup 2022

World Cup là giải đấu bóng đá hấp dẫn nhất trên toàn cầu, đồng thời là nơi hội tụ những đặc điểm riêng biệt của con người, nghệ thuật và các nền văn minh từ khắp nơi trên thế giới. Trong suốt thời gian giải đấu diễn ra khoảng một tháng, các đội tuyển quốc gia sẽ chiến đấu để giành chiếc cúp vàng danh giá nhất trong lịch sử bóng đá.

Phần lớn các đội tham dự World Cup đều có biệt danh riêng gắn liền với đội tuyển của họ. Đằng sau những biệt danh ấy là những câu chuyện độc đáo mà không phải ai cũng biết. Hơn nữa, những biệt danh này cung cấp cho giới chuyên gia cũng như giới mộ điệu một cách nhìn khác về đội tuyển quốc gia mà họ đang đề cập đến.

Brazil thậm chí có đến sáu biệt danh khác nhau được xem là đội thành công nhất trong lịch sử giải đấu. Argentina có biệt danh là La Albiceleste vì màu sắc trên áo thi đấu và quốc kỳ của họ. Với di sản hàng hải rộng lớn của đất nước, Bồ Đào Nha của Cristiano Ronaldo được mệnh danh là Thủy thủ hay Selecao châu Âu. Trong khi đó, Anh được mệnh danh là Tam Sư,… Còn rất nhiều nickname thú vị khác. Nào giờ Xôi Lạc TV cùng các bạn đến với cái tên đầu tiên trong danh sách biệt danh của các đội bóng tại kỳ World Cup 2022.

Úc – Biệt danh: Socceroo

‘Socceroo’ là biệt danh do Tony Horstead, một nhà báo thể thao sống ở Sydney, nghĩ ra để nhấn mạnh hình ảnh của những chú chuột túi, sinh vật biểu tượng của quốc gia Úc. Từ ‘soccer’ và ‘kangaroo’ kết hợp với nhau để tạo ra từ mới ‘Socceroo’. Còn với fan hâm mộ Việt Nam chúng ta, vẫn thường hay gọi Úc là đội tuyển xứ sở chuột túi.

Iran – Biệt danh: Melli

Trong tiếng Ba Tư, ‘Team Melli’ có nghĩa là ‘Đội tuyển quốc gia’ và cũng vì lý do này mà đội tuyển vùng vịnh vẫn được thế giới gọi là Melli dù rằng biệt danh này khá xa lạ với đại đa số khán giả Việt Nam.

Iran có một số biệt danh khác, bao gồm ‘Những chú sư tử của Iran’, ‘Shirdelan’, ‘Bậc thầy’ và ‘Hoàng tử Ba Tư’.

Nhật Bản – Biệt danh: Samurai xanh

biet-danh-cua-cac-doi-bong-nhat-ban
Nhật Bản – Biệt danh: Samurai xanh

Cho đến nay, đội tuyển bóng đá Nhật Bản được biết đến với biệt danh Samurai Blue – Samurai xanh. Điều này cũng cực kỳ dễ hiểu đúng không ngào: có cụm từ nào tốt hơn để mô tả các cầu thủ Nhật Bản hơn là các chiến binh Samurai?

Nhưng tại sao lại có màu xanh thay vì màu đỏ và trắng như quốc kỳ của Nhật Bản? Điều này là vì một niềm tin của người Nhật Bản trong nền văn hóa đặc trưng của họ.

Để hiểu được điều này, ta cần trở về lịch sử thời điểm đội tuyển Nhật Bản đã vượt qua Thụy Điển với tỷ số 3-2 trong trang phục trắng xanh trong sự kiện quốc tế đầu tiên của họ, Thế vận hội Mùa hè 1936. Đây được xem như một sự khởi đầu đầy may mắn với chiếc áo màu xanh.

Kể từ đó, các cầu thủ nước này đã mặc nhiều màu áo thi đấu khác nhau nhưng chính áo đấu màu xanh mới mang lại nhiều may mắn và niềm vui chiến thắng nhất cho họ. Bởi vậy mà trang phục thi đấu truyền thống của những chiến binh Samurai được gắn liền với màu xanh truyền thống.

Qatar – Biệt danh: The Maroon

Qatar được biết đến với cái tên The Maroon (màu hạt dẻ), đây cũng là màu truyền thống trên áo thi đấu của đội bóng này.

Quốc kỳ của Qatar cũng có hai màu hạt dẻ (được gọi là Qatar maroon) và trắng lồng vào nhau để tạo ra 9 răng cưa.

Ả Rập Xê Út – Biệt danh: Al Akhdar

Ả Rập Saudi thường được gọi là Al-Akhdar, tạm dịch là “Những chàng trai áo xanh”. Họ cũng có biệt danh là ‘as-suqur al-akhdar’, có nghĩa là ‘Đại bàng xanh’. Biệt danh thứ ba của đội này là ‘as-suqur al-arabiyyah’ (Đại bàng Ả Rập).

Hàn Quốc – Biệt danh: Những chiến binh Taegeuk

Quỷ đỏ là biệt danh của đội Hàn Quốc, bắt nguồn từ màu truyền thống của đội. Họ còn được gọi là “Chiến binh Taegeuk” và “Sư tử châu Á”. Taeguek là quốc huy xuất hiện trên quốc kỳ của đất nước này.

Cameroon – Biệt danh: Những chú sư tử bất khuất

Đội tuyển quốc gia đến từ châu Phi Cameroon được gọi là ‘Les Lions Indomptables’, có nghĩa là Những chú sư tử bất khuất bởi trong quá khứ Cameroon chính là đại diện của châu Phi thường xuyên lọt sâu vào các vào chung kết World Cup và để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng giới mộ điệu trên toàn thế giới.

Ghana – Biệt danh: Những ngôi sao đen

Các ngôi sao màu đen là biểu tượng ở trung tâm của lá cờ Ghana bởi vậy không khó hiểu khi họ được gọi với nickname này.

Ma Rốc – Biệt danh: Những chú sư tử vùng Atlas

Đội hình từng 6 lần tham dự các vòng chung kết World Cup của Ma-rốc được gọi là “\Những chú sư tử của Atlas. Đây cũng là con vật nổi tiếng trong dân tộc Ma Rốc. Sư tử Atlas hiện đã tuyệt chủng, tuy nhiên trước đây chúng thường được cho là xuất hiện ở Ma-rốc.

Senegal – Biệt danh: Sư tử Teranga

Teranga có nghĩa là lòng hiếu khách, là cụm từ thường xuất hiện trong văn hóa của người Senegal. Chính bởi vậy, đội tuyển Senegal được gọi là Sư tử Teranga. Có thể thấy một điều biệt danh của các đội bóng đến từ châu Phi thường gắn liền với hình tượng những chú sư tử. Bởi đây là quê hương của con mãnh thú dũng mãnh này bên cạnh đó họ luôn ra sân với tinh thần khát khao cháy bỏng.

Tunisia – Biệt danh: Đại bàng Carthage

Carthage là một địa điểm lịch sử ở Tunisia từng là nơi khai sinh của một nền văn minh cổ đại. Trong khi đó, đại bàng là biểu tượng trên logo của liên đoàn bóng đá quốc gia Tunisia. Do đó, đội này được gọi là Đại bàng Carthage.

Canada – Biệt danh: Quỷ đỏ

Màu đỏ cũng là màu áo truyền thống của Canada. Câu lạc bộ này còn được gọi là ‘Maple Leafs’, theo phù hiệu được thấy trên quốc kỳ của đất nước.

Costa Rica – Biệt danh: Los Ticos

Người Costa Rica còn được gọi là Ticos vì cách sử dụng ngôn ngữ của họ khác với tiếng Tây Ban Nha gốc. Hơn nữa, đội này được gọi là ‘La Sele’ và ‘La Tricolore.’

Mexico – Biệt danh: El Tri

Với những người hâm mộ bóng đá tại Việt Nam, El Tri có lẽ là biệt danh không quá xa lạ. ‘El Tri có nghĩa là ba màu, tượng trưng cho các màu trên lá cờ Mexico.

Argentina – Biệt danh: La Albiceleste

Tất cả những ai yêu mến đội tuyển Argentina đều ít nhất đã nghe đến thuật ngữ Albiceleste. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu Albiceleste là gì hay ý nghĩa của nó. Albiceleste tạm dịch là “bầu trời xanh và trắng” Đây là màu sắc đặc trưng của đội tuyển xứ sở Tango.

Chính xác thì Albiceleste là gì? Đó là cách người dân Argentina muốn nói lên tinh thần chiến đấu của họ. Họ chiến đấu ngoan cường trên sân đấu khi khoác trên mình màu áo của đội tuyển quốc gia. Niềm đam mê chiến thắng của họ bao lạ như một bầu trời xanh và trắng. Argentina luôn vô cùng tự hào về biệt danh La Albiceleste của mình.

Brazil – Biệt danh: Selecao

biet-danh-cua-cac-doi-bong-tren-the-gioi
Brazil – Biệt danh: Selecao

Selecao là một thuật ngữ bắt nguồn trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “đội tuyển quốc gia”. Người Brazil chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Bồ Đào Nha, đây cũng là ngôn ngữ chính thức của họ. Selecao là biệt danh trên toàn thế giới cho đội tuyển quốc gia Brazil trong suốt những năm qua.

Đội tuyển bóng đá Brazil còn có nhiều biệt danh khác nữa có thể kể đến như đội bóng vàng xanh, Os Canarinhos hay đội bóng của xứ sở Samba. Trong tiếng Bồ Đào Nha, thuật ngữ Selecao có nghĩa là “đội bóng”. Nó cũng khá gần với cụm từ La Seleccion, xuất phát từ đội tuyển xứ bò tót Tây Ban Nha.

Đội tuyển Brazil được đặt biệt danh là Selecao do lối chơi đầy nghệ sĩ, hoa mỹ, cực kỳ đẹp mắt và mạnh mẽ của họ, đã truyền cảm hứng cho người xem.

Những thành tích tuyệt vời của đội tuyển Brazil, đặc biệt là chiến tích 5 lần đứng trên đỉnh cao của bóng đá thế giới khiến cổ động viên của đội tuyển vô cùng tự hào. Đó là lý do tại sao những người đam mê thể thao của làng túc cầu luôn xem Brazil là Selecao vĩ đại nhất trong lịch sử.

Ecuador – Biệt danh: La Tri

Các biệt danh của Ecuador bao gồm ‘La Tri’ và ‘La Tricolor’, liên quan đến ba màu của quốc kỳ. Cách giải thích cũng khá giống với biệt danh của đội tuyển Mexico.

Uruguay – Biệt danh: La Celeste

Uruguay được chọn đăng cai tổ chức World Cup lần đầu tiên vào năm 1930. Đội tuyển Uruguay được coi là xuất sắc nhất thế giới vào thời điểm đó, đã giành được hai huy chương vàng Olympic liên tiếp ở môn bóng đá nam trong các trận đấu vào năm 1924 và 1928. Đội tuyển Uruguay thường được gọi là Olympic Celeste nhờ màn trình diễn tuyệt vời này.

Ngoài ra, La Celeste có nghĩa là ‘Thiên Thanh’, cũng là áo đấu truyền thống của đội tuyển quốc gia Uruguay.

Bỉ – Biệt danh: Quỷ đỏ

Biệt danh của Bỉ là ‘Die Roten Teufel’, tạm dịch là ‘Quỷ đỏ’. Dựa trên màu áo đỏ truyền thống của quốc gia này. Tên gọi Quỷ đỏ cũng được đặt ra bởi cố huấn luyện viên Pierre Walckiers.

Croatia – Biệt danh: Kockasti

Luka Modric và những người đồng đội của mình được gọi là Kockasti, có nghĩa là ca rô. Đây cũng là thiết kế xuất hiện trên quốc kỳ của nước này.

Đan Mạch – Biệt danh: De Rod-Hvide

‘De Rod-Hvide’ là một thuật ngữ Đan Mạch có nghĩa là ‘Đỏ trắng’. Đây là áo sân nhà của đội tuyển. Ngoài ra tại Việt Nam, báo chí vẫn hay nhắc đến Đan Mạch là những chú lính chì theo câu chuyện cổ tích Andersen với chiến tích kỳ diệu vô địch châu Âu Euro 1992.

Anh – Biệt danh: Tam Sư

Ba con sư tử là phù hiệu trên logo của Hiệp hội bóng đá Anh. Đây là lý do tại sao nước Anh được gọi là Tam sư.

Sư tử là biểu tượng của nước Anh từ thế kỷ 11, ban đầu xuất hiện với tên gọi “The Lionheart” dưới triều đại của Vua Richard I. Richard I là một trong số ít quân vương Anh được người đời nhớ đến bằng biệt hiệu hơn là thứ tự của triều đại trước khi lên ngôi vì lòng dũng cảm và khả năng chỉ huy quân sự tuyệt vời.

Ba con sư tử tượng trưng cho triều đại và tước hiệu của Vua Richard I đối với một đế chế rộng lớn bao gồm Vua Anh quốc, Công tước xứ Normandy và Công tước xứ Aquitaine (các tỉnh của nước Pháp ngày nay).

Pháp – Biệt danh: Những chú gà trống Gô Loa

cac-biet-danh-cua-cac-doi-bong-quoc-gia
Pháp – Biệt danh: Những chú gà trống Gô Loa

Khi nhắc đến đội tuyển quốc gia Pháp, người hâm mộ trên toàn thế giới thường nghĩ ngay đến biệt danh “Những chú gà trống Gô Loa”. Nhiều fan đã trở nên quen thuộc với biệt danh này trong nhiều năm qua.

Những chú gà trống Gô Loa (Gaulois) trên thực tế là thuật ngữ xuất sắc từ việc chơi chữ trong ngôn ngữ tiếng Pháp. Tổ tiên của họ là người Gol (Gauiois), còn được gọi là Gallus trong tiếng Latinh. Thuật ngữ này cũng có nghĩa là “gà trống” trong tiếng Latinh.

Hơn nữa, con gà trống là một con vật biểu tượng quan trọng ở nông thôn nước Pháp thời phong kiến. Những chú gà trống thức dậy mỗi ngày để báo hiệu buổi sáng, lao đi khắp nơi để bảo vệ đàn. Nó cũng có vẻ ngoài lộng lẫy, với cái đầu đỏ rực và cái đuôi dài màu xanh xám cuộn lại như những thanh kiếm nhỏ. Sự mạnh mẽ và dũng cảm của chú gà trống chính là lý do khiến nó trở thành biểu tượng của nước Pháp.

Người Pháp sử dụng gà trống Gô Loa như một biểu tượng tôn giáo vào thời Trung cổ, đại diện cho hy vọng và niềm tin. Gà trống thường thấy trên tháp chuông, tháp canh của nhà thờ.

Ngoài ra đội tuyển Pháp còn thường được biết đến với tên gọi Les Bleus.

Đức – Biệt danh: Die Mannschaft

Đội tuyển quốc gia Đức thường được gọi là La Mannschaft trong tiếng Pháp. Trong khi người Hà Lan gọi là De Mannschaft. Thực tế, người Đức đã không đặt cho đội bóng con cưng của họ một biệt danh như vậy. Trong tiếng Đức, La Mannschaft hoặc De Mannschaft có nghĩa là “đội bóng”, mặc dù nó được đánh vần là Die Mannschaft. Mãi đến ngày 8 tháng 6 năm 2015, Liên đoàn bóng đá Đức (DFB) mới đồng ý sử dụng biệt danh chính thức này trên xe buýt, biểu tượng và khẩu hiệu…

Đội tuyển Đức đã thay đổi một số biệt danh trong quá khứ nhưng không có nickname nào phù hợp. Họ đã từng sử dụng biệt danh Deutschland-Elf (11 cầu thủ Đức), DFB-Auswahl (đội tuyển quốc gia DFB) hay Đội A-Team… Tuy nhiên, chúng đều dài dòng và không truyền tải bất kỳ ấn tượng nào.

Ban đầu, người Đức muốn một cái tên dễ nhận ra ngay lập tức, chẳng hạn như Selecao (Brazil) hay La Roja (Tây Ban Nha), Les Bleus (Pháp)… Để rồi họ nhận ra, tại sao không sử dụng Die Mannschaft khi cả thế giới đã quen thuộc với cái tên mới này.

Sau gần một thập kỷ làm quen với nickname mới, cuối cùng đội tuyển quốc gia Đức cũng có biệt danh chính thức là Die Mannschaft. Giờ đây các cổ động viên Đức đã chấp nhận và thậm chí còn tự hào về cái tên thân thương Die Mannschaft của đội bóng được yêu mến.

Còn với các fan hâm mộ bóng đá Đức tại Việt Nam, biệt danh thân thuộc hơn có lẽ chính là “Cỗ xe tăng”.

Hà Lan – Biệt danh: Cơn lốc màu da cam

biet-danh-cua-cac-doi-tuyen-quoc-gia-tren-the-gioi
Hà Lan – Biệt danh: Cơn lốc màu da cam

Biệt danh của Hà Lan là ‘Oranje’, được lấy cảm hứng từ màu áo thi đấu màu cam đặc trưng của đội. Màu này cũng được sử dụng trong logo của KNVB và các tổ chức quản lý bóng đá cấp cao của đất nước này.

Khi nhắc đến cái tên Hà Lan trong làng bóng đá thế giới, ngay cả những người hâm mộ bóng đá khó tính nhất cũng phải hài lòng và thán phục trước lối đá tấn công tổng lực của đội tuyển xứ sở hoa Tulip. Lối đá tổng lực của người Hà Lan được ví von như một cơn lốc cuốn phăng tất cả.

Phong cách tấn công rực lửa của đội tuyển Hà Lan đã được thể hiện tại World Cup 1974, khi một trong những bộ ba tấn công vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá thế giới, bao gồm huyền thoại Johan Cruyff ở vị trí mũi nhọn, Piet Keizer ở vị trí tiền đạo trái và cựu danh thủ Johnny Rep ở vị trí tiền đạo phải.

Đặc biệt, “Thánh” Johan Cruyff được biết đến là người đã đưa cơn lốc màu da cam lên một tầm cao mới và trở thành thế lực tại lục địa già cũng như thế giới. Tuy nhiên, cố huyền thoại Barcelona vĩ đại cùng các đồng đội thuộc thế hệ vàng đã không thể đưa Cơn lốc màu da cam Hà Lan đến với chiếc cúp vàng World Cup khi họ bị Tây Đức đánh bại trong trận chung kết năm 1974. Cho đến thời điểm hiện tại, một chức vô địch tầm cỡ ở cấp độ đội tuyển quốc gia vẫn là điều được cổ động viên xứ sở hoa Tulip khao khát và mong chờ nhất.

Ba Lan – Biệt danh: Biało-czerwoni

Bialo-czerwoni là một cụm từ tiếng Ba Lan có nghĩa là “Trắng-đỏ”, đây chính là màu sắc truyền thống trên quốc kỳ cũng như màu áo của Lewandowski và các đồng đội.

Bên cạnh đó, Ba Lan còn được báo chí Việt Nam nhắc đến là những chú đại bàng trắng Ba Lan.

Bồ Đào Nha – Biệt danh: Os Navegadores

Đây có lẽ là biệt danh còn xa lạ với người hâm mộ nước nhà khi nhắc về đội tuyển Bồ Đào Nha. Chúng ta vẫn thường quen gọi đội tuyển này là Selecao châu Âu.

Nhưng cần biết rằng Bồ Đào Nha có một lịch sử hàng hải lâu dài và là quê hương của nhiều nhà thám hiểm lừng danh, những người được biết đến với các chuyến đi xuyên đại dương để tìm kiếm các lãnh thổ mới. Do đó, đội này được mệnh danh là “Os Navegadores”, có nghĩa là “Thủy thủ”.

Serbia – Biệt danh: Orlovi

Từ Orlovi có nghĩa là ‘Đại bàng’. Đây là biệt danh lấy cảm hứng từ con đại bàng hai đầu màu trắng xuất hiện trên quốc kỳ của Serbia.

Tây Ban Nha – Biệt danh: La Roja

Tây Ban Nha thường được gọi là La Roja, tạm dịch là màu đỏ. Hơn nữa, họ có một biệt danh hấp dẫn La Furia Roja có nghĩa là cơn cuồng phong đỏ.

Biệt danh này cực kỳ nổi tiếng trong kỷ nguyên vàng của bóng đá xứ sở bò tót khi họ liên tục thống trị châu Âu và thế giới với 3 danh hiệu vô địch cao quý nhất Euro 2008, World Cup 2010 và Euro 2012.

Thụy Sĩ – Biệt danh: Rosso Crociati

Biệt danh của Thụy Sĩ là Rossocrociati có nghĩa là “Chữ thập đỏ”, đây cũng là biểu tượng trên quốc kỳ của đất nước này. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ còn được biết đến với tên gọi “Nati”, có nghĩa là “Đội tuyển quốc gia” trong ngôn ngữ Thụy Sĩ.

Xứ Wales – Biệt danh: Những chú rồng

biet-danh-cua-cac-doi-bong-noi-tieng-nhat
Xứ Wales – Biệt danh: Những chú rồng

Lá cờ xứ Wales có họa tiết rồng phun lửa. Đây cũng là nickname của đội tuyển bóng đá quốc gia nước này.

Mỹ – Biệt danh: Đội bóng xứ cờ hoa

Các sọc ngang và các ngôi sao trên lá cờ Mỹ đã truyền cảm hứng cho biệt danh này. Liên đoàn bóng đá của quốc gia này cũng có sọc đỏ trên biểu tượng của họ. Hơn nữa, đội Hoa Kỳ được gọi là “The Yanks”, tạm dịch là “Những người lính Mỹ”.

Ý – Biệt danh: Azzurri

Nhiều bạn độc giả sẽ thắc mắc tại sao đội tuyển Ý lại xuất hiện trong danh sách này khi họ không thể giành được tấm vé đến với ngày hội bóng đá lớn nhất World Cup. Lý do mà Xôi Lạc TV muốn giới thiệu với bạn về biệt danh đội tuyển Ý bởi đây cũng là thắc mắc mà nhiều bạn quan tâm cũng như dù gì Ý cũng là đội tuyển giàu thành tích thứ 2 tại World Cup với 4 lần nâng cao chiếc cúp vàng thế giới.

Biệt danh của đội bóng Ý chính là Azzurri hay có thể hiểu là đội bóng màu thiên thanh. Tên gọi này của đội tuyển Ý Azzurri còn có thể được hiểu là sức mạnh thiên thần. Màu xanh thiên thanh trong tiếng Ý được gọi là azure và đây là nguồn gốc của biệt danh Azzurri. Hơn nữa màu xanh của nước Ý cũng là màu sắc biểu tượng của hoàng gia nước này.

Vậy là Xôi Lạc Net đã cùng bạn đọc điểm qua danh sách 32 cái tên biệt danh của các đội bóng tại kỳ Qatar World Cup sắp tới. Tất cả đều có một câu chuyện ẩn sau nó và mang cho mình linh hồn của từng đội tuyển quốc gia. World Cup 2022 đã sắp cận kề và chúng ta sẽ cùng chờ xem các đội tuyển có thể hiện được sức mạnh đúng với biệt danh của mình hay không nhé. Và để có thể cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích, các bạn hãy truy cập ngay Xoilaczl.tv – địa chỉ phát sóng bóng đá trực tuyến World Cup độ nét cực cao lên đến 4K cùng rất nhiều những trải nghiệm thú vị khi tận hưởng bóng đá đỉnh cao. Còn bây giờ xin chào và hẹn gặp lại.

Bình Luận

8XBET C1

8XBET C2