Arsenal thua Man City: Không chỉ lỗi cá nhân mà còn là hệ quả của sự yếu kém khu vực 1/3 cuối sân

  • 18:43 - 16/02/2023

Sai lầm của hàng thủ Arsenal không hoàn toàn là một yếu tố cá nhân mà phần nhiều là hệ quả của mặt trận chiến thuật.

Điểm yếu 1/3 cuối sân lại bị khai thác

Manchester City đã tạo ra áp lực pressing lớn và duy trì nó ở một thời gian đủ dài khiến tuyến triển khai bóng thấp nhất của Arsenal liên tục xuất hiện sai số.

Điều đáng nói là Pep Guardiola đã sử dụng đấu pháp trong hiệp 2 tương đồng chính ý tưởng Arsenal đã triển khai trong hiệp 1. Gần như một thủ pháp “dĩ độc trị độc”.

Tính đến trước khi trận “chung kết sớm” diễn ra, Ederson chỉ có tỷ lệ chuyền dài vẻn vẹn 38%, và trong 90 phút vừa rồi con số đó tăng vọt lên 76%. Xu hướng ngược lại đến với Ramsdale khi thủ thành của Arsenal thường chuyền dài nhiều hơn (tỷ lệ 57%), nhưng trước Manchester City thì lại giảm rõ rệt (42%).

>>> Xem ngay để không lạc hậu: Bảng xếp hạng bóng đá có thưởng <<<

arsenal-thua-man-city-khong-chi-loi-ca-nhan-ma-con-la-he-qua-cua-su-yeu-kem-khu-vuc-1-3-cuoi-san
Điểm yếu của Arseanl tiếp tục được bộc lộ

Đấu pháp pressing điên cuồng này đòi hỏi khả năng thao túng nhịp độ của thủ môn phải thực sự lão luyện.

Điểm mấu chốt của những quả goal kick dài không phải sự chính xác hay khả năng xuyên phá trực diện mà đơn giản là…trao luôn quyền kiểm soát bóng cho đối thủ. Khi đó đội đang có bóng sẽ lại trở thành đội pressing và tạo áp lực cho đối thủ.

Tuy vậy, mọi thứ cũng không đơn giản là đưa bừa quả bóng lên trên, nhịp độ đẩy bóng vào cuộc phải ăn khớp với nhịp di chuyển “vào vị trí chiến đấu” hoàn thiện kết cấu pressing của những đồng đội. Ngoài ra khu vực để bóng rót vào cũng quan trọng không kém. Ngay kể cả việc để mất bóng sao cho đúng cách cũng thể hiện nhãn quan của một thủ môn.

Xuyên suốt mùa giải, Arsenal đã chứng minh được rằng: Mất bóng ở 1/3 cuối sân vẫn tốt hơn có bóng ở 1/3 đầu sân – Tuy nhiên trớ trêu là ở trận “chung kết sớm” họ lại bị đối thủ đánh bại bằng chính ý tưởng đó.

Với cách chơi như vậy, việc Manchester City duy trì kết cấu 325 quen thuộc là không cần thiết, chẳng cần tới 2 trụ ở giữa sân (Bernardo Silva và Rodri) như hiệp 1 nữa – bởi vì City không còn triển khai bóng từ tuyến thấp nhất.

Chính vì vậy, Mahrez được rút bớt ra ngoài và Bernardo Silva cần được đẩy cao hơn. City quay về sơ đồ 433 cổ điển.

So với 325, 433 cổ điển chỉ có 1 trụ là Rodri nhưng lại có cự ly đội hình hẹp hơn nhờ vào việc hai hậu vệ cánh Nathan Ake – Kyke Walker chơi bám biên theo kiểu truyền thống theo sát Saka – Martinelli giúp Bernardo Silva và Jack Grealish có thể bó vào giữa và làm cô đặc không gian chơi bóng của đối thủ. Đây chính là nền tảng giúp City có được ưu thế về quân số khi pressing ở 1/3 cuối sân.

Khác với Mahrez thường để Zinchenko dễ dàng lẻn vào giữa sân và điều phối bóng, Bernardo Silva với khả năng đọc tình huống tốt đã chia tách hoàn toàn kết nối giữa hậu vệ của Arsenal tới bội đôi Jorginho và Xhaka ở giữa sân, ép đối thủ buộc phải kéo bóng dọc biên lên cho Martinelli – vốn dĩ cũng đang bị Kyle Walker chờ đón lõng.

Dĩ nhiên, cách pressing theo kiểu 433 cổ điển này vốn dĩ đã tương đối phổ biến ở Châu Âu gần chục năm trước. Việc giải mã đã được sáng tỏ từ lâu, bản thân Pep Guardiola cũng từng sử dụng một lần trước Manchester United và bị Erik Ten Hag khai thác. Tuyến triển khai bóng thấp nhất của United sẽ bình tĩnh giữ bóng và tận dụng những khoảng trống đằng sau lưng hàng rào pressing City để tạo ra những đòn tấn công chớp nhoáng.

>>> Xem ngay: Tỷ lệ kèo đặt ngay có thưởng <<<

Trận thua đáng tiếc

Mikel Arteta cũng đã có một lựa chọn tương tự như vậy, càng bị pressing nặng thì họ lại càng cố gắng giữ bóng, Ramsdale càng chuyền ngắn nhiều hơn chuyền dài – mục đích nhằm kéo các cầu thủ Manchester City say máu dồn lên sau đó luồn bóng ra sau lưng họ phản công.

Arsenal đã tạo được một số cơ hội theo cách như vậy, nhưng khi bóng đến 1/3 họ lại luôn thiếu chỉnh chu ở những bước xử lý cuối cùng.

Bình Luận

8XBET C1

8XBET C2